Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Những điều cần biết về đối đầu Saudi Arabia - Iran



Quan hệ giữa Saudi Arabia và Iran leo thang căng thẳng khi Riyadh tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tehran và trục xuất các nhà ngoại giao của Iran về nước hôm 3/1. Trước đó một ngày, hàng nghìn người quá khích bao vây, đập phá, ném bom xăng vào Đại sứ quán Saudi Arabia ở Tehran để phản đối vụ xử tử giáo sĩ dòng Shia (hay Shiite) Sheikh Nimr al-Nimr.

Động thái này đánh dấu cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất trong quan hệ giữa hai cường quốc Trung Đông kể từ những năm 1980. Theo Tin thế giới          
Sheikh Nimr al-Nimr là ai?





Giáo sĩ Nimr al-Nimr là nhân vật chủ chốt trong các cuộc đấu tranh chống chính phủ Saudi Arabia và đe dọa sẽ dẫn dắt những người Shia đòi ly khai. Ảnh: CNBC
Nimr al-Nimr, một giáo sĩ dòng Shia 57 tuổi, đến từ tỉnh giàu dầu mỏ Eastern Province của Saudi Arabia, là nhân vật nổi tiếng trong các cuộc biểu tình chống chính phủ. Trong một số bài thuyết giáo, al-Nimr đã chỉ trích những nhà lãnh đạo Saudi Arabia với những luật lệ đối xử bất công với cộng đồng Shia thiểu số ở vương quốc. Năm 2009, ông này đe dọa sẽ dẫn đầu những người Hồi giáo dòng Shia ở Saudi Arabia để đòi ly khai, dẫn tới một cuộc đàn áp của chính phủ tại khu trung tâm của người Shia ở miền đông.

Al-Nimr chỉ trích các nhà lãnh đạo Sunni và Shia chuyên quyền như nhau, đồng thời dùng những lời lẽ gay gắt nhất cho Hoàng gia Saudi Arabia và Bahrain.

Trong một cuộc họp với các nhà ngoại giao Mỹ năm 2008, al-Nimr giữ khoảng cách với Tehran. Ông cho rằng, Iran, giống như các quốc gia khác, hành động vì lợi ích của chính nước này và Saudi Arabia không nên mong chờ vào sự hỗ trợ của Iran dựa trên sự thống nhất giáo phái. Al-Nimr bị bắt vào năm 2012 và bị kết án tử hình năm 2014.

Tại sao Saudi Arabia xử tử giáo sĩ Nimr al-Nimr?

Trong khi phần lớn những người Hồi giáo Sunni ở Saudi Arabia không còn phải chịu đựng tình trạng bất ổn từ năm 2011, những người Shia ở nước này lại phải chịu sự phân biệt đối xử. Họ nhiều lần biểu tình phản đối và xung đột với lực lượng an ninh. Hầu hết người Shia ở Saudi Arabia, chiếm 10-15 % dân số đất nước, sống gần những nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới ở khu vực miền đông.

Ibrahim Fraihat, nghiên cứu viên cấp cao về chính sách ngoại giao tại trung tâm Doha Brookings, cho biết vụ hành quyết giáo sĩ al-Nimr đã "thể chế hóa" mối quan hệ vốn dĩ có phần căng thẳng giữa hai nhóm người tại Saudi Arabia và tạo ra biểu tượng phản ánh nỗi bất bình của người Shia.

"Không nhiều người ngày trước coi Nimr al-Nimr là hình ảnh đại diện cho dòng Shia. Nhưng sau vụ hành quyết, vị giáo sĩ lại trở thành một trong những biểu tượng của sự căng thẳng giữa người Shia và người Sunni", Fraihat nhận định.

Năm 2015, các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria lợi dụng việc chia rẽ ở Saudi Arabia để tấn công các nhà thờ của người Shia ở tỉnh Eastern Province. Nước láng giềng Bahrain có phần lớn người dân là người Shia. Chính phủ Bahrain thường xuyên cáo buộc Iran ủng hộ các nhóm người Shia cực đoan, trong khi Iran bác bỏ điều này.

Tại sao vụ hành quyết gây ra căng thẳng trong khu vực?
Vụ xử tử giáo sĩ dòng Shia Nimr al-Nimr gây ra nhiều cuộc biểu tình của người Hồi giáo dòng Shia. Ảnh: AP


Theo Tiến sĩ Scott Lucas, nhà phân tích về Iran và giáo sư chính trị quốc tế tại đại học Birmingham, trong bối cảnh xung đột sắc tộc phức tạp ở Yemen, Syria và Iraq, việc hành quyết al-Nimr là minh chứng cho thấy chính sách cứng rắn của Saudi Arabia đối với Iran và bất hòa tín ngưỡng tại nước này. Theo Phap luat xa hoi                    
"Saudi Arabia cố tình đi quá giới hạn bằng việc xử tử giáo sĩ al-Nimr và để khoét sâu vào mối bất hòa, họ đã cáo buộc giáo sĩ như những kẻ khủng bố al-Qaeda", Tiến sĩ Lucas nói.

Trước đó, giáo sĩ Nimr al-Nimr là một trong 47 người bị xử tử vào ngày 2/1. Rất nhiều đối tượng trong số họ là người Sunni bị kết án có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố, cụm từ mà giới chức Saudi Arabia thường sử dụng để kết án những nhóm khủng bố thánh chiến như al-Qaeda và IS.

Phản ứng của Iran

Những người biểu tình Iran mang theo đá và bom xăng tấn công sứ quán Saudi Arabia tại Tehran vào ngày 2/1. Một ngày sau, lãnh tụ tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố nhà cầm quyền Saudi Arabia sẽ đối mặt với sự trả thù vì hành động của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét