Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục
bó chân. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu
chuyện về một cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng
đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn
tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn
nên gọi nó là “Kim liên tam thốn” (Gót sen ba tấc) và ra lệnh cho những
cung phi khác cũng bắt chước theo.
Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho
đến tận thế kỉ 20. Mãi đến năm 1911, tập tục này mới được bãi bỏ hoàn
toàn và được đông đảo dân chúng tách ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức.
90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì
tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để
cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm. Đó
được xem là kích thước của một đôi gót sen vàng.
Xem thêm tam su tham kin
Để bó chân, người xưa đã dùng một dải
vải dài được dệt rất chắc chắn, bọc quanh đôi bàn chân của những bé gái
nhằm hạn chế sự phát triển của khung xương bàn chân. Khi xương bàn chân
bị hạn chế bởi dải vải dài sẽ trở nên biến dạng, gây đau đớn khôn cùng,
thậm chí còn khiến thịt bị thối rữa khi móng chân ăn sâu vào trong thịt.
Nhiều giả thuyết cho rằng tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc bắt đầu từ
thời nhà Thanh nhưng thực chất nó đã có từ thời nhà Tống. Thời nhà Đường
không phổ biến tục lệ này và tục bó chân phát triển hưng thịnh nhất là
vào thời nhà Thanh.
Nếu trước đây chỉ có phụ nữ trong gia
đình cao quý mới bó chân thì đến thời nhà Thanh, tục lệ này đã trở thành
trào lưu trong xã hội, rồi dần dần biến thành tập tục và gu thẩm mỹ
“bệnh thái”.
Đối với phụ nữ Trung Quốc thời đó, đẹp
mới quan trọng. Đẹp đồng nghĩa với việc có được con đường sống tươi đẹp
nhất, còn sức khỏe và việc đi lại trên đôi chân dị dạng không phải là
yếu tố cần quan tâm.
Xem thêm toc tien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét