Trong ngôi nhà
nhỏ thó nằm khuất trong đồi sắn, người phụ nữ Vân Kiều vóc dáng gầy gò,
khuôn mặt khắc khổ đang cần mẫn lau từng ngón chân, tay cho hai con
trai bị bại liệt. Chị làm tỉ mẩn, nâng niu.
Nồi nước được đó có màu vàng vàng và mùi
hơi hôi. Lau rửa cho con xong, chị dùng chỗ nước ấym chắt chiu tưới cho
mấy gốc bí trước nhà. Mỗi gốc một ca nhỏ. Xong xuôi, chị vào bếp lấy
hai chiếc xô và can nhựa tất tả vượt hơn 1km tới một khe suối nhỏ, nước
màu vàng đục. Quãng đường quá dài cho 4 lần lấy nước mỗi ngày.
Giữa 4 lần đi lấy nước ấy là thời gian
và sức lực dành cho vườn sắn, nguồn thu nhập chính của gia đình, và nấu
nướng ăn uống cho hai người con chỉ nằm trên giường. Tất cả dồn lên vai
người phụ nữ bé nhỏ. Cuộc sống của chị Hô Thị Yên, thôn Cồn Cùng, xã Kim
Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình kéo dài đã nhiều năm như thế.
Xem thêm tam su tham kin
Chị cho biết đã dùng nước ở khe này hơn
10 năm rồi. Dòng suối này là nguồn cung cấp nước duy nhất cho cư dân ở
đây. Hàng xóm duy nhất của chị Yên là gia đình anh Hồ Thanh Hiền - chị
Hoàng Thị Thiết cùng 4 đứa con cùng dùng chung khe nước này.
Cách đó 15km, gia đình anh Trần Xuân
Thắng (Kim Thủy) đang nhẫn nại khoan giếng. Đã 15 ngày trôi qua và mũi
khoan đã đến độ sâu 70m nhưng vẫn chưa thấy nước. Gia đình nuôi thợ mỗi
ngày 200.000 đồng, khi có nước phải trả công cho chủ khoan. Một giếng
khi thấy nước có giá từ 20 – 45 triệu đồng. Một con số không tưởng so
với mức thu nhập 350.000/tháng từ vườn sắn của chị Yên và 60.000/ngày
công bóc bạch đàn của anh Hiền.
Trụ sở UBND xã Kim Thủy những ngày này
lúc nào cũng hầm hập trong cái nóng như rang. Khu đất đằng sau bị cày
xới với 6 miệng giếng khoan bị bỏ dở vì “tìm hoài” không có nước. Theo
chị Hồ Thị Ngoan ở thôn Kê Bông, mùa hè năm ngoái người dân ở đây đã
phải mua nước với giá 50.000đồng/bình. Mỗi bình dùng được 2 ngày.
Mùa hè năm nay đã bắt đầu, dân vẫn tiếp tục khát.
Xem thêm toc tien
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét