Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Ông Vũ Đức Khiển: 'Không thể mang án giết người ra xét xử lưu động'



Từ khi có tòa án, hoạt động xét xử trước đông đảo quần chúng đã ra đời. Việc này có hẳn văn bản hướng dẫn của tòa án, thậm chí của các cơ quan liên ngành, tuy nhiên chỉ mang tính định hướng chứ không cụ thể hay bắt buộc phải thế này, phải thế kia. Từ cuối những năm 1980, thời làm việc ở VKS, tôi đã đọc văn bản này.Theo An ninh xa hoi                     

Việc lựa chọn, quyết định đưa một vụ án ra xét xử lưu động xuất phát từ trình độ nhận thức của tòa án và viện kiểm sát, kể cả của chính quyền địa phương. Lãnh đạo địa phương thấy vụ việc nào cần thiết, điển hình thì đề nghị tòa mở phiên xét xử lưu động đó để lên án người phạm tội và cũng để tuyên truyền giáo dục người dân. Quyết định đưa một vụ án ra xét xử lưu động phải có sự thống nhất của tòa án - viện kiểm sát - công an - chính quyền địa phương.

Vụ việc đưa ra xử công khai trước quần chúng khi ấy chủ yếu hành vi bạo lực gia đình, vi phạm luân thường đạo lý. Chẳng hạn hành vi cha mẹ đánh con cái, vợ chồng ngược đãi nhau không phải ai cũng biết nên cần xử lưu động để tuyên truyền cho người dân hiểu, tránh.

Còn như bây giờ, việc lựa chọn vụ án đã có ít nhiều thay đổi. Có nơi chọn cả vụ án hiếp dâm, giết người với những lời khai mỉ mỉ về hành vi phạm tội đang làm phản hiệu quả của mục đích xét xử lưu động. Xem thêm AngelaPhuong Trinh                   

Có nhiều ý kiến cho rằng nên chấm dứt việc xét xử lưu động nhưng theo tôi vẫn cần duy trì song phải chọn lọc kỹ lưỡng từng loại vụ việc điển hình, như thế mới có tác dụng giáo dục và răn đe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét